Cơ duyên Thụy_Bạch_Minh_Tuyết

họ Dương, người huyện Đồng thành, tỉnh An huy. Sư xuất gia ở am Tụ long, núi Cửu hoa và sau đó thụ giới Cụ túc ở chùa Vân thê với Đại sư Châu Hoằng- Tổ thứ 8 Tông Tịnh Độ. Trên bước đường tu tập, đầu tiên sư đến tham vấn với ngài Trạm Nhiên Viên Trừng ở núi Vân Môn, hầu hạ và tham học 10 năm nhưng chưa đại ngộ. Sau đó sư đi hành cước đến các thiền hội của các vị Thiền sư danh tiếng như Bác sơn Nguyên Lai, Hoàng Bá, Mật vân Viên ngộ....

Năm 1626, sư quay trở lại yết kiến ngài Trạm Nhiên Viên Trừng. Một hôm Tổ hỏi sư

"Vừa rồi ông làm gì?"

Sư đáp: "Bạch hoà thượng! Con thọ trì kệ Tì- xá"[1]

Tổ hỏi: "Bốn đại là giả, vọng tâm là không, kẻ nào kéo tử thi của ông đến đây thế?"

Sư suy nghĩ hồi lâu. Tổ Viên Trừng lại đưa ra công án chém mèo ra hỏi.

Ngay lúc đó, sư chợt ngộ liền ném bồ đoàn và nói: "Đi tìm thị giả ở Từ Châu."

Một hôm, hòa thượng Vân Môn Viên Trừng đứng trên cầu, hỏi: "Dưới khe nước chảy rì rào, ông thử nói xem?"

Sư đáp: "Bạch hoà thượng! Vỗ hư không vang rền, đánh vào gỗ không tiếng."

Nghe sư đáp, tổ cười gật đầu. Qua sáu ngày, sư chợt nghe tiếng chuông liền đại ngộ. Sư có làm bài kệ trình sở ngộ của mình:

Nhờ ngài chỉ day hơn mười năm

Bản giác xưa nay không thể truyền

Có tướng đâu phải nơi giải thoát

Vô tâm há lại Tổ sư Thiền

Ba huyền một hét, nhà đủ sẵn

Ngũ vị quân thần thảy đều niêm

Muốn biết trước khi cha mẹ sinh

Nửa đêm mặt trời mọc hư không

Từ đó, sư được cơ duyên biện tài xuất chúng. Tổ bèn phó chúc Tào Động chính tông cho sư.

Sau khi Tổ Viên Trừng viên tịch, sư kế tiếp trụ trì chùa Hiển Thánh ở núi Vân Môn. Năm 1630, niên hiệu Sùng Trinh thứ 3, đời Minh, sư bắt đầu  dời đến trụ trì tại tám đạo tràng ở Hồ châu, Tinh Sơn, Cổ Long Hoa... Sau đó sư dời đến núi Bách trượng ở Nam xương tỉnh Giang tây, di tích cũ nơi Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải từng trụ trì và xây dựng thanh quy, kiến lập Thiền viện riêng cho Thiền Tông. Tại đây, sư đã sửa đổi lại toàn bộ thanh qui theo đúng tinh thần của tổ Bá Trượng, người đời gọi sư là Đại trí (Bách trượng Hoài hải tái thế).

Ngày rằm năm Sùng trinh thứ 14 (1641) sư bảo thị giả dìu vào khám thờ viết kệ thị tịch. Khi sư đưa tay vẫy chúng, mọi người đến nơi thì sư đã an nhiên thị tịch, thọ 58 tuổi. Chúng đệ tử xây tháp tôn trí nhục thân của sư tại Long Hoa., thọ 58 tuổi. Ông cư sĩ Dư Đại Thành soạn bài minh trên tháp thờ sư. Bài kệ thị tịch:

Đến cũng không một vật

Đi cũng không một vật

Muốn biết ý chân thật

Trăng rọi đầu non Bách(núi Bách Trượng)

Sư có để lại tác phẩm Thụy bạch thiền sư ngữ lục gồm 18 quyển.